Liên Hợp Quốc viết tắt là LHQ, là một tổ chức quốc tế tuyên bố hỗ trợ sự cộng tác của các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực luật pháp quốc tế, an ninh quốc tế, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và nhân quyền. Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945 để thay thế Hội quốc liên với mục đích ban đầu là chấm dứt chiến tranh giữa các quốc gia, gìn giữ hòa bình và thúc đẩy đối thoại.
Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn của LHQ quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Tổ chức này được chia thành các cơ quan hành chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hợp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York
Nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc về địa danh (United Nations Group Experts on Geographical names-UNGEGN)
UNGEGN được thành lập theo Nghị quyết 715 A (XXVII) ngày 23 tháng 4 năm 1959 và 1314 (XLIV) ngày 31 tháng 5 năm 1968 và Quyết định của Hội đồng kinh tế, xã hội Liên Hợp Quốc tại cuộc họp lần thứ 1854 ngày 4 tháng 5 năm 1973 để đẩy mạnh việc chuẩn hoá địa danh trên cả hai mức độ quốc gia và quốc tế.
a) Mục đích
Những mục đích chính của UNGEGN là:
- Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hoá địa danh trên cả hai mức độ quốc gia và quốc tế và để chứng minh những lợi ích phát sinh từ việc chuẩn hoá này;
- Thu thập những kết quả làm việc của các thành viên quốc gia và quốc tế liên quan đến việc chuẩn hoá địa danh và để làm thuận tiện cho việc phổ biến những kết quả đó đến các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc;
- Nghiên cứu và đưa ra các nguyên tắc, chính sách và phương pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề chuẩn hoá ở từng quốc gia và quốc tế;
- Đóng góp vai trò tích cực trong việc làm dễ dàng sự trợ giúp khoa học và kỹ thuật, nói riêng cho các nước đang phát triển, nhằm tạo ra cơ chế để chuẩn hoá địa danh ở từng quốc gia và quốc tế;
- Cung cấp phương tiện liên hệ và phối hợp giữa các quốc gia thành viên và các cơ quan quốc tế trên các công việc liên quan đến chuẩn hoá địa danh;
- Thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết của các Hội nghị của Liên Hợp Quốc về chuẩn hoá địa danh giao cho.
b) Các nguyên tắc
- Nhóm chuyên gia sẽ hoạt động như một đoàn thể, mang tính tư vấn và vì vậy những thỏa thuận về những vấn đề không mang tính thủ tục sẽ đạt được bằng sự đồng thuận chứ không phải bằng biểu quyết;
- Những quyết định của nhóm chuyên gia sẽ được đệ trình như những đề nghị lên các Hội nghị Liên Hợp Quốc về chuẩn hoá địa danh, và nếu được chấp thuận, sẽ được đệ trình lên Hội đồng kinh tế và xã hội dưới dạng nghị quyết để xác nhận cuối cùng, với kiến nghị rằng tất cả các quốc gia thành viên sẽ tìm cách tốt nhất để phổ biến và trưng bày qua các phương tiện và các kênh thích hợp như các tổ chức chuyên môn, các viện nghiên cứu, các viện đào tạo. Những quyết định của nhóm chuyên gia sẽ mang tính đề nghị;
- Các câu hỏi liên quan đến chủ quyền quốc gia sẽ không được nhóm chuyên gia thảo luận;
- Nhóm chuyên gia trong các hoạt động của mình sẽ trung thành với những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và với những điều khoản sau:
+ Việc chuẩn hoá địa danh sẽ được dựa trên những thành tựu khoa học liên quan đến cả ngôn ngữ và các phương tiện kỹ thuật của việc gia công và tạo ra cơ sở dữ liệu địa danh học;
+ Việc chuẩn hoá quốc tế về địa danh phải dựa trên cơ sở sự chuẩn hoá quốc gia.
c) Các chức năng
Nhóm chuyên gia có các chức năng sau:
- Phát triển các thủ tục và thiết lập cơ chế chuẩn hoá địa danh nhằm đáp ứng yêu cầu quốc gia và các yêu cầu riêng;
- Tiến hành công việc chuẩn bị cho các Hội nghị thường kỳ của Liên Hợp Quốc về chuẩn hoá địa danh, tạo sự hoạt động liên tục giữa các kỳ hội nghị, lập ra bộ phận lãnh đạo thực hiện các nghị quyết do các hội nghị ban hành;
- Khuyến khích việc thảo luận và nghiên cứu các bước đi lý thuyết và thực tiễn hướng đến việc chuẩn hoá;
- Phối hợp hoạt động giữa các phân ban ngôn ngữ/địa lý đã được thành lập nhằm mở rộng tầm công việc vượt trên mức quốc gia, khuyến khích sự tham gia tích cực của các quốc gia và các phân ban, và đẩy mạnh mức độ thống nhất trong các công việc đã tiến hành;
- Tạo ra một cơ cấu cần thiết để phục vụ công việc của các phân ban và phân phát các xuất bản phẩm theo các lĩnh vực của các phân ban;
- Phát triển các chương trình đào tạo phù hợp cho các quốc gia riêng rẽ hoặc nhóm các quốc gia để phục vụ việc chuẩn hoá;
- Giúp cho các tổ chức sản xuất bản đồ nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các địa danh đã được chuẩn hoá;
- Duy trì quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan nhằm khuyến khích các phân ban của UNGEGN tham gia vào các hội nghị vùng của Liên Hợp Quốc và các hội nghị bản đồ khác;
- Tạo mức độ làm việc ở cấp quốc gia và quốc tế cao nhất có thể nhằm làm gắn bó giữa địa danh học và bản đồ học;
- Biến các nguyên tắc chuẩn hoá và các địa danh đã được chuẩn hoá sẵn có thành thông tin thực tiễn để sử dụng rộng rãi nhất thông qua tất cả các phương tiện phù hợp.
d) Các thành phần
* Các phân ban ngôn ngữ/địa lý
- Nhóm chuyên gia sẽ bao gồm các chuyên gia từ các phân ban ngôn ngữ/địa lý do các quốc gia cử. Nhóm chuyên gia sẽ bầu ra người đứng đầu để dẫn dắt các hoạt động của nhóm trong và giữa các phiên họp;
- Các phân ban ngôn ngữ/địa lý sẽ hỗ trợ hoạt động của nhóm chuyên gia;
- Số lượng các phân ban ngôn ngữ/địa lý và thành phần của chúng có thể thay đổi nếu thấy cần;
- Mỗi nước tự quyết định việc tham gia vào phân ban nào. Một nước có thể là thành viên của một phân ban khác nếu sự tham gia của nước đó không làm thay đổi đặc tính ngôn ngữ/địa lý của phân ban đó. Một chuyên gia có thể được mời tham dự các buổi gặp gỡ của các phân ban khác như một quan sát viên hoặc cố vấn;
- Mỗi phân ban nếu có hơn một quốc gia sẽ bầu ra, theo cách riêng của mình, một chuyên gia đại diện cho phân ban (chủ tịch phân ban) tại tất cả các cuộc họp nhóm chuyên gia;
- Để bảo đảm sự hoạt động liên tục, mỗi phân ban nếu có hơn một quốc gia sẽ bầu thêm một quyền đại diện; đại diện phân ban sẽ hoạt động chặt chẽ với quyền đại diện;
- Đại diện phân ban sẽ khuyến khích các hoạt động về chuẩn hoá địa danh trong nội bộ phân ban bằng tất cả các phương tiện phù hợp (thư từ với các đại diện quốc gia về chuẩn hoá địa danh và các cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia; tổ chức các buổi gặp mặt của các chuyên gia phân ban);
- Đại diện phân ban có trách nhiệm làm cho công việc của nhóm chuyên gia và tiềm năng của nó đối với việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ khiến các quốc gia trong phân ban của mình quan tâm, đồng thời có trách nhiệm báo cáo lên Liên Hợp Quốc mọi vấn đề đặc biệt của phân ban;
- Để thảo luận các vấn đề kỹ thuật và thủ tục, một phân ban có thể tổ chức các cuộc họp vùng trong thời gian các hội nghị Liên Hợp Quốc về chuẩn hoá địa danh cũng như trong thời gian các cuộc họp nhóm các chuyên gia, hoặc vào bất kỳ thời gian thích hợp nào khác.
* Cán bộ
- Nhóm chuyên gia sẽ bầu chọn các cán bộ sau: Chủ tịch, phó chủ tịch và một báo cáo viên;
- Tất cả các phân ban tôn trọng sự bầu chọn và chức năng của các cán bộ được quy định trong các quy chế về thủ tục của nhóm.
* Các nhóm làm việc
- Các nhóm làm việc sẽ được giải tán sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được chỉ định. Việc kéo dài thời gian hoạt động của nhóm làm việc sẽ được quyết định tại phiên họp nhóm chuyên gia. Nếu cần có thể thành lập thêm nhóm làm việc và xác định nhiệm vụ làm việc của nó;
- Trưởng nhóm làm việc sẽ do nhóm làm việc bầu chọn.
+ Nghị quyết số 4 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về chuẩn hóa địa danh
Nghị quyết bao gồm những kiến nghị cụ thể dưới đây Kiến nghị A: Các cơ quan quốc gia về địa danh
Chuẩn bị cho bước đi đầu tiên của việc chuẩn hoá quốc tế về địa danh, mỗi nước đều phải có cơ quan quốc gia về địa danh với cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ sau:
a. Cơ quan quốc gia về địa danh bao gồm một thành viên hoặc một nhóm các thành viên phối hợp có quyền hạn rõ ràng, có những quy phạm cho việc chuẩn hoá địa danh và có chính sách cho việc chuẩn hoá địa danh cho quốc gia mình.
b. Cơ quan quốc gia về địa danh có tình trạng pháp lý, hợp phần, chức năng và thủ tục sau:
- Là một tổ chức bền vững trong cấu trúc nhà nước;
- Tạo cơ hội lớn nhất cho sự thành công của chương trình chuẩn hoá địa danh quốc gia;
- Trong khuôn khổ của nó có thể thành lập các Ủy ban địa danh theo vùng hoặc khu vực tương ứng với khu vực địa lý hoặc ngôn ngữ;
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân và các tổ chức khác xem xét về hiệu quả hoạt động của nó, qua đó tạo nên một sự quan tâm chung của cả nước;
- Tạo khả năng sử dụng đầy đủ các dịch vụ của các nhà trắc địa, các nhà bản đồ, các nhà ngôn ngữ cũng như của bất kỳ những chuyên gia nào để có thể giúp cho cơ quan địa danh quốc gia tiến hành công việc của mình một cách có hiệu quả;
- Cho phép ghi chép, lưu trữ và xuất bản, phổ biến rộng rãi và mau chóng các địa danh đã được chuẩn hoá trong nước và trên thế giới.
Về mặt tổ chức, những quốc gia chưa bắt đầu tiến hành việc chuẩn hoá địa danh trên cơ sở quốc gia cần bắt đầu thành lập cơ quan quốc gia về địa danh của mình và thông báo cho Liên Hợp Quốc về cơ cấu tổ chức, chức năng và địa chỉ liên lạc của nó.
Kiến nghị B: Thu thập địa danh
Để chuẩn hoá địa danh trước hết cần thu thập các địa danh.
Yêu cầu của việc thu thập địa danh cụ thể như sau:
a. Tiến hành cả ở trong phòng và ngoài thực địa nhằm thu thập đầy đủ các thông tin sau:
- Dạng phát âm và viết của địa danh cũng như nghĩa của nó theo dân cư địa phương;
- Cách viết trong các tài liệu địa chính và quản lý đất đai;
- Cách viết trên các bản đồ cũ và mới, trong các nguồn tài liệu lịch sử khác;
- Cách viết trong các báo cáo thống kê, danh mục và trong các tài liệu khác có giá trị tương đương;
- Cách viết trong các dịch vụ hành chính và kỹ thuật khác.
b. Dạng phát âm địa phương của địa danh được ghi lại trên băng từ và được viết bằng ký hiệu ngữ âm của cơ quan địa danh quốc gia.
c. Xác định đặc điểm, phạm vi, vị trí của đối tượng được đặt tên (về mặt này ảnh máy bay là một công cụ đắc lực), đồng thời cũng cần xác định các thuật ngữ địa lý chung được sử dụng tại địa phương.
d. Nếu có thể, ít nhất cần tham khảo hai nguồn tư liệu độc lập tại địa phương cho mỗi địa danh được điều tra. Những người có nhiệm vụ thu thập địa danh cần phải được đào tạo đầy đủ để nhận biết và giải quyết những vấn đề về ngôn ngữ (Hệ thống ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và chính tả) về đối tượng địa lý và thuật ngữ địa lý.
Kiến nghị C: Những nguyên tắc xử lý địa danh trong phòng
Mỗi cơ quan địa danh lập ra, chấp nhận và quy định những nguyên tắc định hướng cũng như những thao tác để áp dụng trong quá trình tác nghiệp. Những nguyên tắc và thao tác phải bao hàm:
a. Những thủ tục buộc phải tuân theo trong việc đệ trình cơ quan địa danh những đề nghị đặt tên mới hoặc thay đổi tên cũ.
b. Những nhân tố mà cơ quan địa danh cần tính đến khi xem xét các đề nghị về địa danh, như:
- Cách sử dụng hiện tại;
- Thông tin cơ bản về lịch sử;
- Việc xử lý địa danh các vùng đa ngôn ngữ và ngôn ngữ không có chữ viết;
- Phạm vi mà những địa danh ngoại lai cần phải tránh;
- Tránh sự lặp lại của địa danh;
- Tránh việc một đối tượng có nhiều hơn một tên gọi;
- Làm rõ phạm vi chính xác của mỗi địa danh riêng biệt, bao gồm việc đặt tên cho toàn bộ hoặc một số phần của các đối tượng chính;
- Loại bỏ những địa danh không ai ưa thích.
c. Các quy tắc viết địa danh.
d. Những trình tự để các tổ chức có quan tâm có thể thể hiện quan điểm của họ về một kiến nghị về địa danh để cơ quan địa danh tham khảo, quyết định.
e. Những trình tự hình thức cho việc công bố các quyết định của cơ quan địa danh và để đảm bảo các địa danh đã được chuẩn hoá sẽ xuất hiện trên các bản đồ quốc gia.
Ngoài các nguyên tắc này cần thêm những đề nghị sau:
1) Tránh những thay đổi địa danh không cần thiết;
2) Cách viết địa danh phù hợp nhất với qui tắc chính tả hiện hành của đất nước đồng thời lưu ý đến các dạng thổ ngữ;
3) Việc xử lý địa danh một cách hệ thống không làm mất đi những thành phần quan trọng;
4) Xem xét và chọn ra một địa danh chuẩn khi mà tồn tại nhiều tên gọi cho một đối tượng;
5) Đối với các nước mà ngôn ngữ của họ đưa phần mạo từ xác định vào địa danh thì cơ quan địa danh phải xác định những địa danh nào bao gồm mạo từ xác định và chuẩn hoá chúng một cách phù hợp. Trường hợp các ngôn ngữ có cả dạng xác định và không xác định đối;
với tất cả hoặc hầu hết địa danh thì cần chuẩn hoá trên cơ sở một dạng nào đó;
6) Tất cả các nước đặt ra các tiêu chuẩn cho việc sử dụng chữ viết tắt các thành phần trong địa danh;
7) Mỗi nước sẽ đề xuất một hệ thống riêng cho việc xử lý các địa danh ghép.
Kiến nghị D: Những khu vực đa ngôn ngữ
Đối với những nước có nhiều hơn một ngôn ngữ, cơ quan địa danh cần:
a. Xác định các địa danh trong từng ngôn ngữ chính thống và trong các ngôn ngữ khác một cách thích hợp;
b. Cho một chỉ định rõ ràng về sự bình đẳng hoặc quyền ưu tiên của các địa danh đã được thừa nhận một cách chính thức;
c. Công bố các tên đã được thừa nhận chính thức trên bản đồ và danh mục địa danh.
Kiến nghị E: Danh mục địa danh quốc gia
Mỗi cơ quan địa danh quốc gia lập ra và thường xuyên tái bản các danh mục địa danh phù hợp cho tất cả các địa danh đã được chuẩn hoá.
Trong danh mục, ngoài bản thân địa danh còn cần thêm một số thông tin cần thiết về vị trí và sự nhận biết các đối tượng được đặt tên. Cụ thể như sau:
a. Loại đối tượng;
b. Mô tả chính xác về vị trí và phạm vi cho mỗi đối tượng. Nếu được nên có một điểm có tọa độ để tham khảo;
c. Đối với các đối tượng tự nhiên có phân bố dài, rộng cần có thêm thông tin tham khảo về các hợp phần của chúng;
d. Những thông tin về hành chính hoặc vùng là cần thiết và nếu có thể cần chỉ ra vị trí của đối tượng trên bản đồ;
e. Tất cả các địa danh (nếu nhiều hơn một) đã được chuẩn hoá chính thức cho một đối tượng; các địa danh đã dùng trước đây cho đối tượng.
Nếu điều kiện kỹ thuật và kinh tế cho phép có thể bổ sung thêm những thông tin khác về địa danh như giống, số, dạng xác định hay không xác định, vị trí của đường phố, tông (giọng) và ngữ âm trong hệ thống của Hội ngữ âm Quốc tế. Những thông tin này sẽ giúp cho việc hiểu biết tốt hơn và sử dụng địa danh cả trong nước và quốc tế.
+ Công tác địa danh ở Mỹ:
Ủy ban địa danh Hoa Kỳ là một cơ quan Liên Bang thành lập vào năm 1890, hoạt động theo Luật Công (1947) để duy trì việc sử dụng địa danh thống nhất trong cả Liên Bang, thành phần của Ủy ban bao gồm đại diện của các cơ quan liên quan như thông tin địa lý, dân số, sinh thái và quản lý đất đai công cộng.
Việc chuẩn hóa địa danh được đặt ra khi nảy sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến địa danh trong quá trình thăm dò, khai thác và giải quyết các tranh chấp ở vùng lãnh thổ phía Tây, sau nội chiến ở Hoa Kỳ. Mâu thuẫn trong cách sử dụng địa danh đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho các nhà khảo sát, các nhà sản xuất bản đồ và các nhà khoa học đã đặt ra yêu cầu thống nhất, không mâu thuẫn nhau trong quá trình sử dụng địa danh.
Tổng thống Benjamin Harrison thành lập Ban địa danh, Ban địa danh có nhiệm vụ giải quyết các câu hỏi về địa danh. Các quyết định của Hội đồng Ủy ban được tất cả các phòng ban và các cơ quan chính phủ chấp nhận. Ban địa danh từng bước mở rộng các phạm vi hoạt động trong Thế chiến thứ II bao gồm địa danh nước ngoài và các khu vực khác mà Hoa Kỳ quan tâm. Năm 1947, Ban Địa danh được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập theo Luật Công 80-242 mà tính hữu ích của việc chuẩn hóa địa danh đã được chứng minh thời gian.
Ngày nay, hơn 50 quốc gia có loại hình cơ quan địa danh quốc gia, Liên Hợp Quốc cho rằng “phương pháp tốt nhất để đạt được tiêu chuẩn hóa quốc tế là qua các chương trình chuẩn quốc gia”. Nhiều quốc gia thành lập các chính sách liên quan đến địa danh ở các quốc gia của họ.
Trong thời đại bùng nổ các hệ thống thông tin địa lý, Internet, và đất quốc phòng hiện nay thì dữ liệu địa danh ngày càng quan trọng hơn và khó khăn hơn trong quá trình sử dụng. Với việc áp dụng công nghệ mới nhất, Ban địa danh tiếp tục sứ mạng phục vụ Chính phủ Liên bang và công chúng như là một tổ chức cao nhất giải quyết các vấn đề về địa danh như yêu cầu đặt tên, thay đổi tên và đề xuất tên mới. Hợp tác với Liên bang, nhà nước và các cơ quan địa phương, Ban địa danh cung cấp một quy chuẩn thống nhất sử dụng địa danh mà qua đó được áp dụng hiện nay.
+ Công tác địa danh ở Hungari:
Uỷ ban địa danh Hungari được thành lập vào năm 1989, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Vùng. Mỗi địa danh mới hay thay đổi đều phải thông qua Uỷ ban địa danh. Công tác địa danh Hungari được bắt đầu từ năm 2005 như là một phần của nhóm nghiên cứu bản đồ và địa tin học MTA-ELTE. Công tác địa danh Hungari với mục tiêu định nghĩa cách dùng địa danh thông thường và giải quyết các vấn đề liên quan đến địa danh trên bản đồ, cách biểu thị địa danh. Một trong các mục đích của công tác địa danh Hungari là hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa danh trong môi trường GIS. Dự án chính của công tác địa danh Hungari là tạo lập và xây dựng hình ảnh của cơ sở dữ liệu địa danh Hungari từ một bản đồ phối cảnh. Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh Hungari sẽ được xây dựng thành hệ thống thông tin địa lý, trong đó địa danh Hungari của toàn bộ Carpathian Basin (Châu thổ) thì được lựa chọn và phân tích. Có một số lớn địa danh Hungari gốc cổ ở trong khu vực này và hầu hết được sử dụng hiện nay, khu vực bao trùm bởi địa danh của người Hungari thì lớn hơn gấp 3.5 đến 4 lần diện tích hiện tại. Có các danh sách tên riêng rẽ và nguồn dữ liệu số khác của chúng nhưng một từ điển địa lý của các địa danh thì vẫn có những sai sót.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ QCVN37:2011/BTNMT do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 23/2011/TT-BTNMT ngày 06 tháng 7 năm 2011.
“. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1.1.1. Chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ phải đảm bảo tính dân tộc, tính hệ thống, tính phổ thông, tính kế thừa, tính hội nhập, tuân thủ các nguyên tắc của địa danh học, địa danh bản đồ học và các nguyên tắc có tính định hướng về phiên chuyển địa danh của UNGEGN.
1.1.2. Khi phiên chuyển địa danh các dân tộc thiểu số, địa danh nước ngoài sang tiếng Việt phải phù hợp với bộ chữ và cách đọc của tiếng Việt, tôn trọng tín ngưỡng, tình cảm của các dân tộc.
1.1.3. Mỗi địa danh phải được xác định danh từ chung, trừ trường hợp do tính lịch sử của địa danh hoặc do đối tượng địa lí đã bị biến đổi không thể xác định được.
1.1.4. Mỗi địa danh thể hiện trên bản đồ phải gắn với một đối tượng địa lí cụ thể và có tọa độ xác định trên bản đồ.
1.1.5. Tọa độ của địa danh được xác định như sau:
a) Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu dạng điểm trên bản đồ: xác định theo vị trí của trung tâm đối tượng;
b) Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu dạng đường trên bản đồ: xác định theo vị trí của điểm đầu, điểm cuối của đối tượng;
c) Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu dạng vùng trên bản đồ:
- Trường hợp kí hiệu dạng vùng có ranh giới xác định: xác định theo vị trí trung tâm của vùng phân bố đối tượng;
- Trường hợp kí hiệu dạng vùng có ranh giới không xác định: xác định theo vị trí trung tâm của khu vực phân bố đối tượng;
d) Tọa độ của địa danh Việt Nam lấy chẵn giây; tọa độ của địa danh nước ngoài lấy chẵn phút và được ghi bằng chữ số kết hợp với các kí hiệu độ (o), phút (‘), giây (“).
1.1.6. Địa danh được chia theo các nhóm đối tượng địa lí như sau:
a) Địa danh quốc gia và vùng lãnh thổ: gồm tên quốc gia và tên vùng lãnh thổ;
b) Địa danh hành chính: tên đơn vị hành chính các cấp;
c) Địa danh dân cư: tên các điểm dân cư;
d) Địa danh kinh tế - xã hội: tên các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở kinh tế;
đ) Địa danh sơn văn: tên các yếu tố địa hình, tên rừng, tên đồng ruộng;
e) Địa danh thủy văn: tên các yếu tố thuỷ văn;
g) Địa danh biển, đảo: tên các yếu tố biển, hải đảo.
1.2.1. Nguyên tắc
a) Giữ nguyên những địa danh đã được quy định hoặc thể hiện thống nhất tại các văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các văn bản pháp lý về biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước.
Những địa danh đã được quy định hoặc thể hiện tại các văn bản nêu trên nhưng chưa thống nhất thì chọn địa danh theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp có nhiều văn bản pháp lý thì chọn địa danh tại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất;
- Trường hợp các văn bản pháp lý ngang nhau thì chọn địa danh tại văn bản mới nhất.
b) Các địa danh khác được chuẩn hóa theo quy định tại điểm
1.2.2 Quy chuẩn này.
c) Địa danh sau khi chuẩn hóa được viết bằng chữ Quốc ngữ, theo chính tả tiếng Việt, không có dấu phẩy treo (‘), hạn chế sử dụng dấu gạch nối.
d) Cách viết địa danh Việt Nam có ngôn ngữ gốc dân tộc thiểu số Việt Nam
- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi các phụ âm đầu tương ứng hoặc phụ âm có cách đọc gần đúng với địa danh nguyên ngữ;
- Đối với các phụ âm cuối không có trong chính tả tiếng Việt như: b, d, f, j, k, l, r, s, v, w, z được thay thế bằng các phụ âm tương ứng trong bộ chữ tiếng Việt và thanh điệu thích hợp khi cần thiết;
- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm có cách đọc gần đúng với địa danh nguyên ngữ;
- Sử dụng các chữ cái ghép oo, ôô để ghi nguyên âm dài của địa danh nguyên ngữ;
- Sử dụng dấu thanh của tiếng Việt để ghi các thanh tương ứng hoặc gần đúng của địa danh nguyên ngữ.
e) Các địa danh Việt Nam có ngôn ngữ gốc tiếng nước ngoài thực hiện theo các quy định về cách viết địa danh nước ngoài tại Quy chuẩn này. Trong trường hợp địa danh là tên tổ chức nước ngoài có bổ sung bốn chữ cái f, j, w, z.
..............................
1.1 Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Ba Na (Phụ lục số 1) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc Ba Na, Co, Giẻ - Triêng, Xơ đăng, Hrê, Brâu, Cơ Ho, Mnông, Mạ, Xtiêng, Chơ Ro. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á), trong đó có một số tộc người đã có chữ viết La tinh từ trước năm 1975 như: Co, Giẻ - Triêng, Xơ đăng, Hrê, Cơ Ho, Xtiêng.
Vùng cư trú của các dân tộc nhóm này chủ yếu tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bình Phước, Tây Ninh.
1.2. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Hmông - Dao (Phụ lục số 2) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc: Mông, Dao và Pà Thẻn thuộc ngữ hệ Hmông - Dao, trong đó dân tộc Hmông, Dao đã có chữ viết.
Vùng cư trú của các dân tộc chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, một số vùng phía tây Thanh Hóa và Nghệ An.
1.3. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Khmer (Phụ lục số 3) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ dân tộc Khmer. Vùng cư trú của các dân tộc nhóm này chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ.
1.4. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Môn - Khmer Bắc Trường Sơn (Phụ lục số 4) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc Bru - Vân Kiều, Tà Ôi và Cơ Tu.
Vùng cư trú của các dân tộc nhóm này chủ yếu tại khu vực miền Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam.
1.5. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Nam Đảo (Phụ lục số 5) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Churu (Chru), Raglai (Ra Glai).
Vùng cư trú của các dân tộc nhóm này chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. Ngoài ra, ở miền tây Nam Bộ và một vài vùng Miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị cũng có thể có các địa danh gốc Chăm.
1.6. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Tạng - Miến (Phụ lục số 6) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, La Hủ, Si La, Cống, Phù Lá. Các dân tộc này chưa có chữ viết riêng hoặc có cũng ít người còn đọc được.
Vùng cư trú của các dân tộc nhóm Tạng - Miến tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu.
1.7. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Thái - Kađai (Phụ lục số 7) được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Giáy, Bố Y, La Ha, La Chí, Pu Péo, Cơ Lao.
Vùng cư trú của các dân tộc Thái chủ yếu tại vùng núi Tây Bắc, tây Thanh Hóa, Nghệ An; dân tộc Tày, Nùng cư trú chủ yếu tại vùng Đông Bắc; các dân tộc có ngôn ngữ thuộc nhánh Kađai chủ yếu cư trú tại các tỉnh biên giới phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.
1.8. Mẫu phiên chuyển địa danh gốc nhóm ngôn ngữ - tộc người Việt - Mường (Phụ lục số 8): nhóm ngôn ngữ - tộc người Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chức trong đó có 3 dân tộc thiểu số. Mẫu này được áp dụng khi phiên chuyển địa danh có gốc ngôn ngữ các dân tộc Mường, Thổ, Chức.
Vùng cư trú của các dân tộc Mường, Thổ, Chức tại các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình.
a) Cách viết địa danh Việt Nam có ngôn ngữ gốc tiếng Việt
- Sử dụng bộ chữ cái tiếng Việt để viết các địa danh theo đúng chính tả tiếng Việt: Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái xếp theo thứ tự: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
- Địa danh sau khi chuẩn hóa được thể hiện bằng chữ tiếng Việt, giữa các âm tiết không có gạch nối, không có dấu phẩy treo.
- Viết hoa các chữ đầu âm tiết của danh từ riêng và không dùng gạch nối các địa danh Việt Nam và địa danh đọc theo âm Hán - Việt. Trật tự các dấu thanh điệu: Không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
Ví dụ: Thái Nguyên, Hà Nội, Trường Sa…
- Những địa danh Việt Nam mà danh từ riêng chỉ có một âm tiết và danh từ chung trở thành bộ phận không thể tách rời địa danh thì viết hoa tất cả các chữ đầu danh từ chung và danh từ riêng của địa danh đó.
Ví dụ: Hồ Tây, Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc Trăng, Cù Lao Chàm…
- Địa danh chỉ có một con chữ nguyên âm, thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm đó.
Ví dụ: làng Dục Tú, xóm Thanh Hà, Sông Hồng
- Địa danh có một con chữ nguyên âm mang dấu phụ: Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư và kết thúc bằng bất kỳ con chữ nào, thì dấu thanh đặt ở con chữ đó. Riêng ƯƠ, dấu đặt ở Ơ.
Ví dụ: sông Như Nguyệt, xã Nội Duệ, thôn Tiên Tiến
- Địa danh có hai con chữ nguyên âm và kết thúc bằng một con chữ phụ âm hoặc tổ hợp con chữ phụ âm, thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm cuối.
Ví dụ: thôn Huy Hoàng, xóm Mạch Hoạch…
- Địa danh kết thúc bằng oa, oe, uy thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm cuối.
Ví dụ: xóm Hòe Nhai, huyện Xuân Thuỷ
- Địa danh kết thúc bằng hai hoặc ba con chữ nguyên âm khác với oa, oe, uy thì dấu thanh được đặt vào con chữ nguyên âm sát nguyên âm cuối.
Ví dụ: xóm Bảy Núi, phố Lương Định Của
b) Cách viết địa danh Việt Nam có ngôn ngữ gốc dân tộc thiểu số Việt Nam
- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp chữ cái của bộ chữ tiếng Việt (trong một sô trường hợp có bổ sung bốn chữ cái f, j, w, z) để ghi các phụ âm đầu tương ứng hoặc phụ âm có cách đọc gần đúng với địa danh nguyên ngữ;
Ví dụ: Dak Bla (Đắc Bla), C ſ- pah pah (Chư Pả), Ko (Siªr (Cä Xia), Phja Biócſ
- Sử dụng các tổ hợp phụ âm đầu không có trong chính tả tiếng Việt như: Kr, Br, Bl, Pl, Sl, Đr, Gr, Gl để viết địa danh;
Ví dụ: Pong Drang (Pong Đrang), Krông Jing (Krông Dinh), Cſ-(Krua (Ch Kroa), Cſ- (Mgar (Chư Mơ Ga).
- Đối với các phụ âm cuối không có trong chính tả tiếng Việt như: b, d, f, j, k, l, r, s, v, w, z được thay thế bằng các phụ âm tương ứng trong bộ chữ tiếng Việt và thanh điệu thích hợp.
Ví dụ: Mdrăk (Mơ Đrắc).
- Sử dụng chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của bộ chữ tiếng Việt để ghi nguyên âm tương ứng hoặc nguyên âm có cách đọc gần đúng với địa danh nguyên ngữ.
Ví dụ: Ko(Siªr (Cä Xia).
- Sử dụng các chữ cái ghép oo, ôô để ghi nguyên âm dài của địa danh nguyên ngữ.
Ví dụ: Cầu Roòn, Áng Tôồng, Bơ Ngoong, Đắc Choong, A Nôông.
- Sử dụng dấu thanh của tiếng Việt để ghi các thanh tương ứng hoặc gần đúng của địa danh nguyên ngữ.
Ví dụ: Dak teh (Đắc Tẻ), Cſ-(pah (Chư Pả).
- Quy định phiên chuyển địa danh gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số sang tiếng Việt được quy định tại các Phụ lục số 1, Phụ lục số 2, Phụ lục số 3, Phụ lục số 4, Phụ lục số 5, Phụ lục số 6, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 của Quy chuẩn này;
c) Cách viết địa danh Việt Nam có ngôn ngữ gốc tiếng nước ngoài
- Các địa danh Việt Nam có ngôn ngữ gốc tiếng nước ngoài thực hiện theo các quy định về cách viết địa danh nước ngoài tại Quy chuẩn này.
Ví dụ: Bệnh viện Xanh Pôn, phố Yecxanh.
- Nhật ký điều tra, xác minh địa danh phải sử dụng trong quá trình đối chiếu, điều tra, xác minh địa danh phục vụ công tác chuẩn hóa địa danh tại cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Các nội dung ghi trong Nhật ký phục vụ công tác đánh giá chất lượng, nghiệm thu sản phẩm trong quá trình thi công và là cơ sở để thẩm định địa danh tại các cấp chính quyền địa phương và của chủ đầu tư;
- Người thực hiện công tác chuẩn hóa địa danh phải trực tiếp ghi các nội dung liên quan đến các địa danh cần chuẩn hóa tại thời điểm đối chiếu, điều tra, xác minh địa danh tại địa phương;
- Các nội dung ghi chép trong Nhật ký phải kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng, sạch sẽ.
a. Thành phần các dân tộc của đơn vị hành chính cấp xã:
- Dân tộc…………… chiếm %;
- Dân tộc………….....chiếm %;
- Dân tộc………….....chiếm %.
b. Tổ chức quản lí dân cư:
Gồm……… thôn/xóm/bản/tổ dân phố
- Thôn… , gồm các xóm/điểm dân cư
- Thôn… , gồm các xóm/điểm dân cư Phụ lục 10
Tên quốc gia hay tên vùng lãnh thổ, là thiêng liêng và duy nhất. Không thể có tên quốc gia nào khác trên thế giới trùng lặp với tên Việt Nam của chúng ta. Không thể gọi tên nước ta bằng tên nào khác tên Việt Nam.
Các địa danh khác như địa danh biển đảo, địa danh hành chính, địa danh dân cư, địa danh sơn văn, địa danh thủy văn và địa danh kinh tế - văn hoá - xã hội cũng rất có ý nghĩa trong việc thể hiện chủ quyền lãnh thổ.
Địa danh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa khi được viết hay đọc lên ở bất cứ đâu, trong bất kể ngữ cảnh nào cũng là để chỉ hai quần đảo của Việt Nam cho dù Trung Quốc gọi đó là “Tây Sa” và “Nam Sa”; tiếng Anh gọi là Paracels và Spratly.
Những tên đảo khác mà người Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... đặt tên thuộc vùng biển của Việt Nam trong quá trình thám hiểm, buôn bán đều rất có ý nghĩa trong việc chứng minh chủ quyền của chúng ta và vì vậy không nên bỏ đi hoặc thay thế bằng tên gọi hoàn toàn mới, thuần Việt. Tốt hơn cả là thể hiện cả hai tên gọi cũ và mới, một trong hai tên được đặt trong ngoặc đơn (ví dụ: nên ghi đảo Phan Vinh (đảo Pearson), đảo Trường Sa Đông (đảo Central)).
Hiểu được tầm quan trọng của công tác địa danh trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhiều lĩnh vực khác, theo quy định tại Nghị định số 12/2002/ NĐ-CP ngày 22-1-2012 và do nhu cầu của công tác chuyên môn, từ khoảng những năm 2000 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều công tác liên quan đến địa danh như:
Đại diện cho Việt Nam tham gia các hội nghị về địa danh của Liên Hợp Quốc do UNGEGN (United Nations Group of Experts on Geographical Names) - Tổ chức Địa danh của Liên Hợp Quốc - Tổ chức, các hội nghị địa danh khu vực Đông Nam Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó đã có nhiều đóng góp vào các hoạt động chung và tổ chức triển khai các Nghị quyết của UNGEGN vào công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia như:
+ Đề nghị UNGEGN đưa tên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào cơ sở dữ liệu địa danh của UNGEGN. Năm 2009, địa danh Hoàng Sa và Trường Sa đã được đưa vào danh mục địa danh và thể hiện trên bản đồ địa danh khu vực Đông Nam Châu Á - Thái Bình Dương; đấu tranh và đề nghị Công ty Google sửa thông tin về địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ trực tuyến Google Map.
Rà soát, hoàn thiện danh mục các đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa) theo yêu cầu của Dự án SALB của Liên hợp quốc và đã được thông báo đưa vào sử dụng từ tháng 1 năm 2011.
Chủ trì các hoạt động chuẩn hóa, ban hành danh mục địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ tại Việt Nam.
Ngoài việc trình nộp Danh mục Địa danh Việt Nam cho UN- GEGN phổ biến rộng rãi trên thế giới, chúng ta cũng cần tuyên truyền rộng rãi Danh mục Địa danh và bản đồ địa danh trong nước để toàn dân được biết, để giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh thổ cho các thế hệ. Đã đến lúc chúng ta phải công bố Danh mục Địa danh biển đảo của Việt Nam. Danh mục này không chỉ bao gồm các vùng biển, các đảo nổi, các quần đảo, các bãi nổi, các đá nổi mà cho cả những đối tượng địa lý khác chưa có tên trong vùng biển Việt Nam, như: các đảo chìm, bãi chìm, đá chìm, các hẻm vực, các lòng chảo, các đảo san hô vòng... trong lãnh hải Việt Nam. Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012 là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Ngay Ðiều 1 của Luật biển Việt Nam cũng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc công khai đặt tên, hồ sơ địa giới cho các đảo, vùng biển của Việt Nam.
Cũng đã đến lúc chúng ta cần xem xét và có tư duy mạch lạc về tên gọi Biển Đông. Không ai biết tên gọi này xuất hiện từ khi nào nhưng chắc chắn nó đã ăn sâu vào trong nhận thức, trong thơ ca, trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam từ bao đời nay. Tên gọi này ám chỉ vùng biển phía Đông của Việt Nam cũng như biển Hoa Đông (biển phía Đông Trung Quốc), biển Tây Philippines... Năm 1976, nhân dịp Quốc Hội thống nhất Việt Nam họp phiên đầu tiên, chúng ta đã mạnh dạn biên tập bản đồ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tên gọi Biển Đông Việt Nam nhưng do hoàn cảnh khi đó Nhà nước đã không cho xuất bản. Nhưng nay tình hình tranh chấp trên Biển Đông đã trở nên vô cùng nóng, Chính phủ Philippines mới đây đã chính thức đặt tên vùng Biển Đông sát nước họ là biển Tây Philippines, thế giới vẫn quen gọi vùng biển phía Bắc Biển Đông là biển Nam Trung Hoa thì tại sao chúng ta không thể gọi biển phía Đông Việt Nam là Biển Đông Việt Nam.
Như phần trên đã nói, những tên gọi các vùng biển chỉ mang tính quy ước, nó không có nghĩa biển Nam Trung Hoa là của Trung Quốc mà tất cả việc phân chia ranh giới trên biển đều phải tuân theo Công ước Luật biển Quốc tế năm 1982, và để tránh ngại gọi biển Nam Trung Hoa, tốt nhất chúng ta hãy gọi Biển Đông là Biển Đông Việt Nam. Đối với công tác thành lập bản đồ, ngoài việc thể hiện trọn vẹn phạm vi lãnh thổ, việc thể hiện đúng và đầy đủ địa danh của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ là rất quan trọng, đặc biệt là địa danh vùng biển đảo, địa danh vùng biên giới và địa danh vùng tranh chấp.
Tuy số lượng địa danh thể hiện trên bản đồ là giới hạn, tùy theo tỷ lệ bản đồ và thể loại, mục đích sử dụng của bản đồ, song lượng địa danh nhạy cảm luôn được ưu tiên thể hiện đầy đủ nhất có thể.
Việc thể hiện các địa danh biển đảo tiến hành theo trình tự ưu tiên sau:
1/ Thể hiện tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
2/ Thể hiện đầy đủ nhất có thể tên của các đảo, đá, bãi ngầm thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3/ Thể hiện đầy đủ tên các đảo, đá có vị trí xa bờ biển nhất của Việt Nam cho dù là đảo, đá nhỏ.
4/ Thể hiện đầy đủ tên các đảo nằm trên đường cơ sở.
5/ Thể hiện đầy đủ tên các đảo đã được ghi trong các Hiệp định phân chia biên giới trên biển.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (gọi tắt là đường cơ sở) là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và là ranh giới phía ngoài của nội thủy, do nước ven biển quy định trên cơ sở phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982. Đường cơ sở là căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác như vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo tuyên bố này.
Chương II, Điều 8, Luật biển Việt Nam nêu rõ: …“Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực có đường cơ sở khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-11-1982. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979. Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể như sau.
Dưới đây là: Bảng tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện Dự án “Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh tập danh mục và bản đồ kèm theo 03 Nghị định Chính phủ về thống nhất đặt tên gọi bằng tiếng Việt các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng khác trên vùng biển Việt Nam” do Văn phòng Chính phủ giao. Kết quả của Dự án sau khi được thẩm định và ban hành kèm theo Nghị định Chính phủ sẽ là tài liệu chính thống, đầy đủ tính pháp lý về tên gọi, tọa độ địa lý của các đảo, đá, bãi cạn và bãi ngầm trên vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi danh mục nói trên, xin dẫn ra Bảng thống kê các đảo, đá, bãi nổi, bãi chìm dưới đây (theo sách Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam của Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản năm 2013, từ trang 339 đến trang 343 (cho quần đảo Hoàng Sa) và từ trang 344 đến trang 350 (cho quần đảo Trường Sa)).
a. Các đảo, đá, bãi thuộc quần đảo Hoàng Sa:
Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Archipelalo), nằm ở khu vực phía Bắc Biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Đây là một quần thể san hô, gồm nhiều đảo, bãi cạn, bãi đá ngầm, cồn san hô, được chia thành hai nhóm đảo chính và một nhóm đảo phụ như sau:
1/ Nhóm Lưỡi Liềm (Cresent Group) gồm:
2/ Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) gồm:
3/ Nhóm Linh Côn (Lincoln Islands) gồm:
b. Các đảo, đá, bãi thuộc quần đảo Trường Sa:
Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Sparatly Archipelago) nằm về phía Nam Biển Đông, cách Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý. Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm và bãi san hô án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta. Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm đảo sau:
1/ Cụm Song Tử gồm:
2/ Cụm đảo Thị Tứ gồm:
3/ Cụm Loại Ta gồm:
4/ Cụm Nam Yết hay Ti Gia gồm:
5/ Cụm Sinh Tồn gồm:
6/ Cụm Trường Sa gồm:
7/ Cụm An Bang gồm:
8/ Cụm Bình Nguyên gồm:
Nguồn của các phụ lục tham khảo trên như sau:
1/ Phụ lục “Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam” theo Tạp chí Quốc phòng toàn dân (Cơ quan lý luận Quân sự và Chính trị của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng) ngày 27/1/2013.
2/ Phụ lục “Các đảo, đá, bãi thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” theo sách “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” của Nhà Xuất bản Trẻ, 2013 từ trang 339 đến 343 (cho quần đảo Hoàng Sa) và từ trang 344 đến 350 (cho quần đảo Trường Sa).